Mặc dù tinh dầu tràm Huế là một trong những sản phẩm truyền thống lâu đời được nhiều người tin dùng. Thế nhưng không phải ai cũng biết rõ ràng những công dụng tuyệt vời của nó. Vậy thì, đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Lavender Care để tìm được câu trả lời chính xác nhé!
Tinh dầu tràm Huế có những công dụng “thần kỳ” gì? Ảnh: Internet
Công dụng của tinh dầu tràm Huế đối với sức khỏe của con người
Nhắc đến tinh dầu tràm Huế thì không thể không nhớ đến những công dụng của sản phẩm này mang lại cho sức khỏe của con người. Cụ thể:
Trị ho, cảm lạnh, cảm cúm
Terpinen-4-ol là một thành phần nổi bật có trong tinh dầu tràm. Đặc điểm của thành phần này là có tính kháng khuẩn cực kỳ mạnh mẽ. Do đó, có thể ức chế, kìm hãm sự phát triển của virus. Rồi làm ấm cơ thể, trị cảm lạnh, cảm cúm. Đặc biệt, khi thời tiết thay đổi, bạn hoặc người thân trong gia đình có thể sẽ bị các triệu chứng ho. Khi ấy, đừng quên sử dụng tinh dầu tràm để điều trị, cực kỳ công hiệu đấy.
Điều trị viêm xoang
Cũng chính nhờ sở hữu tính kháng khuẩn mạnh mẽ mà tinh dầu tràm Huế có thể khiến cho những dịch nhầy ở khoang mũi mềm ra. Và chúng ta cũng sẽ dễ dàng đào thải những chất dịch nhầy ấy ra ngoài. Để khoang mũi trở nên sạch hơn. Từ đó, hỗ trợ cải thiện giảm bớt tình trạng viêm xoang.
Giảm hạ sốt nhanh
Dường như ai cũng biết, sốt là một trong những cơ chế phản ứng bình thường của cơ thể con người khi bị nhiễm độc tố. Cơ chế này sẽ thường thoát nhiệt ra bên ngoài. Và giải độc tố quá đường lỗ chân lông, tức là toát mồ hôi. Nếu bạn sử dụng tinh dầu tràm vào những lúc này thì cơ thể của bạn sẽ dễ dàng được thoát nhiệt. Đồng thời, hạ sốt nhanh chóng.
Tinh dầu tràm có thể giúp hạ sốt nhanh chóng. Ảnh: Internet
Giảm bớt đau nhức xương, cơ
Theo nhiều nghiên cứu khoa học thì phần chiết xuất từ cây tràm để làm tinh dầu hoàn toàn có khả năng giúp giảm bớt đau xương khớp hay nhức mỏi cơ. Vì thế, các bạn chỉ cần xông tinh dầu tràm Huế. Hoặc thoa tinh dầu và xoa bóp vùng xương, cơ bị đau. Như vậy, có thể sẽ làm tăng khả năng lưu thông máu, trao đổi vận động chất trong cơ thể. Và tình trạng nhức mỏi cơ hay đau xương khớp sẽ được thuyên giảm, thậm chí “tan biến”.
Điều trị suy hô hấp
Tinh dầu tràm còn có thể tiêu diệt được vi khuẩn, long đờm, nấm mốc, đào thải dị vật… Hay hỗ trợ giảm bớt phù nề niêm mạc để tạo điều kiện hít thở dễ dàng hơn. Từ đó, đảm bảo đầy đủ lượng oxy được cung cấp cho máu trong cơ thể.
Chăm sóc răng miệng
Cũng giống như tinh dầu sả, tinh dầu tràm có tính kháng khuẩn cao. Nên sẽ dễ dàng loại bỏ được những mảng bám trên răng. Bên cạnh đó, còn biết tự tìm và tiêu diệt được các loại vi khuẩn gây ra bệnh răng miệng.
Bạn chỉ cần sử dụng bông gòn thấm một lượng tinh dầu vừa đủ. Rồi đặt vào vị trí răng bị đau. Các hoạt chất chống viêm, kháng khuẩn từ tinh dầu sẽ làm dịu bớt các cơn đau. Cũng như loại bỏ thành công những vi khuẩn gây sâu răng. Ngoài ra, nếu các bạn thường xuyên và chịu khó súc miệng với nước chứa tinh dầu tràm thì sẽ còn giúp hàm răng luôn chắc khỏe, khử mùi hôi miệng và hơi thở luôn được thơm tho.
Công dụng của tinh dầu tràm Huế đối với làm đẹp
Bên cạnh những công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe thì tinh dầu tràm Huế còn mang lại rất nhiều điều thần kỳ cho sắc đẹp của phái nữ.
Trị mụn, làm đẹp da
Nếu các bạn muốn nốt mụn nhanh xẹp và không để lại vết thâm hay sẹo thì hãy sử dụng tăm bông chấm tinh dầu tràm lên vùng da bị mụn. Lý do là bởi trong tinh dầu có tính sát khuẩn mạnh mẽ. Nên khi bạn thực hiện công đoạn trên cũng giống như một bước để sát khuẩn, ngăn cản sự phát triển và lây lan của vi khuẩn. Mục đích giúp cho nốt mụn bớt sưng to. Và ngăn cản để cho mụn không lây lan từ vùng da này sang vùng da khác.
Bên cạnh đó, việc thường xuyên xông mặt bằng tinh dầu tràm còn giúp cho làn da của bạn luôn thông thoáng, láng mịn và khoẻ mạnh hơn.
Tinh dầu tràm có tác dụng trị mụn, làm đẹp da cực kỳ tuyệt vời. Ảnh: Internet
Tác dụng khử trùng, chống nấm
Bạn hay bị nổi mẩn đỏ do vi khuẩn gây ra, thế thì việc sử dụng tinh dầu tràm Huế chính là một sự lựa chọn tuyệt vời mà bạn không nên bỏ qua. Vì tinh dầu có tính kháng viêm, kháng khuẩn cao, sẽ thúc đẩy nhanh quá trình tiêu diệt các loại vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh trên da. Các bạn có thể thoa tinh dầu lên vùng da bị bệnh để ngăn chặn sự lây lan.
Trong trường hợp, vùng da bị bệnh lớn hơn hoặc bị toàn thân thì việc tắm với nước có pha chút tinh dầu tràm cũng được cho là giải pháp hiệu quả. Để làm giảm bớt các triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên vẫn nên lưu ý, việc sử dụng tinh dầu tràm chỉ góp phần làm thuyên giảm các triệu chứng khó chịu. Và để điều trị bệnh dứt điểm thì bạn nên đi khám. Và sử dụng thuốc men theo đơn điều trị từ bác sĩ.
Trị gàu, ngăn rụng tóc
Bên cạnh việc làm đẹp cho da như trên thì ít ai biết rằng, tinh dầu tràm còn có thể làm sạch da đầu, loại bỏ những mảng gàu hiệu quả. Nhờ đó, nang tóc trở nên khỏe mạnh hơn và hạn chế được tình trạng gãy tóc. Nếu các bạn thường xuyên gội đầu bằng tinh dầu tràm thì còn giúp điều tiết lượng nhờn cho da đầu. Ngăn ngừa được hiện tượng tóc bết dính, phục hồi cho tóc bị hư tổn. Đồng thời, giúp bạn luôn có một mái tóc suôn mượt, tự nhiên.
Công dụng của tinh dầu tràm Huế đối với cuộc sống hàng ngày
Trong cuộc sống hàng ngày, tinh dầu tràm Huế cũng mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời như:
Thanh lọc không khí
Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới gió mùa nên độ ẩm cao. Điều đó khiến cho nấm mốc sinh trưởng nhanh chóng và thời tiết giao mùa cũng trở nên khắc nghiệt hơn. Do đó những căn bệnh liên quan đến hô hấp thường phát triển. Và nhiều người thường “đối phó” với căn bệnh ấy bằng cách sử dụng tinh dầu tràm để thanh lọc không khí. Cụ thể, sử dụng đèn, máy khuếch tán kết hợp với tinh dầu. Khi ấy, tinh dầu tràm sẽ được khuếch tán lan tỏa đến mọi ngóc ngách trong không gian của nhà ở, phòng ốc… giữa tiêu diệt nấm mốc, ức chế bà lại virus, vi khuẩn gây hại. Đồng thời, ổn định môi trường không khí xung quanh và giúp cho toàn bộ không gian của căn nhà luôn sạch sẽ, thông thoáng.
Sử dụng đèn xông tinh dầu tràm để thanh lọc không khí. Ảnh: Internet
Khử mùi
Không chỉ khắc chế được nấm mốc, virus mà việc khuếch tán tinh dầu tràm trong phòng còn giúp khử đi những mùi hôi khó chịu,mang lại không gian thơm tho, sạch sẽ. Loại tinh dầu tràm Huế này cũng sẽ phù hợp với nhiều không gian và đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn mọi người thường áp dụng cho phòng ngủ, có em bé và người lớn tuổi.
Đuổi côn trùng
Như đã nói, thời tiết giao mùa ở Việt Nam khá khắc nghiệt. Nhất là, giao mùa từ mùa khô sang mùa mưa thì cũng là lúc ruồi, muỗi… sinh sôi nảy nở rất nhanh chóng. Hoặc trong những lần đi cắm trại, picnic, đi dã ngoại ở nơi có nhiều cây cối, bụi rậm… thì bạn và những đứa trẻ có thể sẽ không tránh khỏi được việc bị tấn công bởi nhiều loại côn trùng khác nhau. Do đó, các bạn nên dự trữ sẵn một hộp tinh dầu tràm Huế để đề phòng hay bôi lên những vết muỗi đốt khi không mấy bị cắn. Tinh dầu tràm sẽ giúp giảm bớt sưng tấy, mẩn ngứa hiệu quả. Hoặc có thể nhỏ lên quần áo. Mùi thơm của tinh dầu sẽ khiến côn trùng tránh xa.
LƯU Ý
Sở Y Tế khuyến cáo có thể dùng tinh dầu tràm để phòng ngừa dịch virus Corona.
Theo PGS.TS Bùi Mỹ Linh, khoa Dược của Đại học Y Thành phố Hồ Chí Minh – người đã đề xuất việc áp dụng tinh dầu tràm để phòng ngừa virus Corona. Bởi như chúng ta đều biết, công dụng của Tràm chính là ức chế và kháng lại được nhiều chủng virus. Vì vậy, việc sử dụng tinh dầu tràm sẽ giúp tăng hiệu quả hơn so với việc sử dụng khẩu trang thông thường để phòng chống dịch.
Khi đi ra ngoài, các bạn có thể nhỏ một vài giọt tinh dầu tràm vào khẩu trang rồi đeo. Hoặc thoa ở ngực, cổ…Bên cạnh đó, trong không gian sinh hoạt hàng ngày tại nhà hay cơ quan làm việc, bạn cũng nên áp dụng máy khuếch tán tinh dầu hay đèn xông tinh dầu để lan tỏa tinh dầu tràm vào trong không gian, giúp ngăn ngừa, phòng chống lại các chủng loại virus, vi khuẩn như virus Corona.
Nhỏ 1 vài giọt tinh dầu tràm vào khẩu trang, phòng chống virus Corona. Ảnh: Internet
Phía trên đây là toàn bộ những công dụng “thần kỳ” của tinh dầu tràm Huế mà Lavender Care đã tổng hợp được. Hi vọng từ những chia sẻ đó sẽ giúp ích được cho bạn trong quá trình bảo vệ sức khỏe cuộc sống hàng ngày của bản thân mình và gia đình nhé!
Đừng bỏ qua bài viết: Các bước rửa tay diệt khuẩn theo hướng dẫn từ Bộ Y Tế để có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong mùa dịch.
Bài viết liên quan: